Bí quyết lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khoẻ

Đăng vào ngày

Dầu ăn là nguyên liệu không thể thiếu trong căn bếp của mọi gia đình. Mỗi loại dầu có tỷ lệ thành phần axit béo no và axit béo không no rất khác nhau, cũng như khi nấu ăn tuỳ vào nhiệt độ phù hợp với từng loại dầu, loại món ăn mà chúng ta nấu, chất dinh dưỡng trong thức ăn được giữ lại bao nhiêu phần trăm.


Vì vậy theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi gia đình nên "trang bị" ít nhất hai loại dầu ăn trong bếp để dễ dàng linh hoạt chế biến các món ăn. Một là dầu có điểm khói cao dùng để chiên, rán và loại thứ 2 là dầu dùng để ăn tươi, trộn sống như dầu mè, dầu sacha inchi, dầu macca, dầu ô-liu,... giúp bữa ăn an toàn giữ được tối đa chất dinh dưỡng, tăng cảm giác ngon miệng, và đặc biệt tránh thiếu hụt dinh dưỡng khi luân phiên thay đổi các loại dầu ăn.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay dầu ăn kém chất lượng được bày bán trộn lẫn với các loại dầu ăn an toàn khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn khi chọn mua. Vậy nên lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khoẻ cả nhà như thế nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về điểm khói của dầu ăn

Dầu ăn là loại thực phẩm rất nhạy cảm với nhiệt độ cao, vì thế không nên chiên rán dầu quá nhiều lần, dẫn đến dầu có mùi khét và bốc khói (còn gọi là điểm khói).

Với đa số các món chiên rán, nhiệt độ tối ưu là 190 độ C, cao hơn nhiệt độ này thực phẩm sẽ dễ bị cháy; thấp hơn, thực phẩm sẽ ngấm quá nhiều dầu. Nhiệt độ này thấp hơn điểm khói của hầu hết các loại dầu ăn nên bạn có thể yên tâm sử dụng lại dầu ít nhất là một lần.



Sau mỗi lần sử dụng lại, điểm khói lại giảm đi. Mức độ giảm tùy thuộc vào một số yếu tố như: trong dầu có tạp chất (bột chiên, mảnh vụn thức ăn, muối...); nhiệt độ mà dầu đã bị làm nóng; dầu tiếp xúc với không khí và ánh sáng; thời gian dầu bị đun nóng; số lần đã sử dụng. Sau một vài lần, dầu trở nên đặc hơn, màu sẫm lại, có mùi khét. Đó là dấu hiệu cho thấy dầu đã bị biến chất và bạn nên loại bỏ để thay bằng dầu mới.

Với các món ăn chiên nướng ở nhiệt độ cao, nên chọn những loại dầu ăn bền nhiệt, tức là có điểm bốc khói cao. Ví dụ như dầu gạo, một trong những loại dầu thực vật có điểm bốc khói cao (khoảng 254 độ C), vừa thích hợp trộn salad, vừa chế biến được món chiên nướng.

Tuy nhiên, bất kỳ loại dầu ăn nào cũng không nên đun ở nhiệt độ quá cao (trên 180 độ C), để món ăn không cháy và giảm giá trị dinh dưỡng.

2. Lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khoẻ theo các tiêu chí nào?

  • Chọn dầu có màu sáng, trong suốt và mùi vị tự nhiên không quá nồng



Màu sắc dầu ăn đậm hay nhạt cũng do đặc tính tự nhiên. Ví dụ như dầu đậu nành có màu vàng nhạt, dầu mè thơm có màu nâu cánh gián, dầu gạo lại mang màu vàng sẫm, dầu ôliu có màu vàng ngả xanh... Khi lựa chọn, nên căn cứ vào đặc tính màu sắc sáng, trong suốt cũng như mùi vị tự nhiên của loại dầu ăn đó để lựa chọn phù hợp.

  • Chọn dầu của nhà sản xuất có uy tín, chứng nhận nhà máy hẳn hoi



Hóa chất có thể biến dầu tái chế, mỡ bẩn thành dầu ăn giá rẻ với màu sắc bắt mắt, đánh lừa thị giác người tiêu dùng. Chúng còn được dán nhãn, đóng tem mác giả để trà trộn vào thị trường. Vì vậy, lời khuyên ở đây là nên lựa chọn sản phẩm của thương hiệu uy tín, bày bán ở cửa hàng tin cậy. 

  • Chọn dầu từ nguyên liệu Organic, sản xuất bằng phương pháp ép lạnh



Những loại dầu ăn này được sản xuất hoàn toàn từ nguồn nguyên liệu Organic - hữu cơ tự nhiên. Chúng sẽ giữ lại được dinh dưỡng khá cao so với dầu ăn thông thương khi chế biến, cũng như việc sản xuất từ nguồn nguyên liệu tươi sạch sẽ giúp sản phẩm luôn tươi sạch. Bên cạnh đó, phương pháp ép lạnh chính là phương pháp sẽ giữ được độ trong tinh khiết và mùi thơm tự nhiên ban đầu của dầu.

Một số lưu ý khi dùng lại dầu ăn tốt cho sức khoẻ một cách an toàn, bạn nên:

  • Giữ nhiệt độ dầu không quá 190 độ C.
  • Tắt bếp ngay sau khi nấu ăn xong. Dầu đun nóng càng lâu thì càng dễ hỏng.
  • Sử dụng khăn vải lọc lại dầu để loại bỏ các tạp chất.
  • Không để lẫn lộn các loại dầu với nhau.
  • Bảo quản dầu ở những nơi mát, tối.
  • Không dùng các loại nồi, chảo bằng đồng hoặc sắt vì các kim loại này cũng làm dầu mau hỏng hơn.

Với những thông tin ở trên, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình những loại dầu ăn phù hợp tùy theo mục đích nấu nướng để duy trì sức khỏe tốt nhất bạn nhé!

Tham khảo thêm bài viết:

Dầu ăn, dầu sacha inchi, dầu ăn tốt cho sức khoẻ, điểm khói của dầu ăn, nguyên liệu Organic

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên