Tầm quan trọng của DHA đối với trẻ nhỏ

Đăng vào ngày

     Omega-3: Là acid béo thiết yếu bao gồm Axit eicosapentaenoic (EPA), Axit docosahexaenoic (DHA) rất cần thiết cho sự trao đổi chất của cơ thể, giúp chống lại bệnh tật, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hoàn thiện chức năng của não bộ. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta không tự sản xuất ra, do đó phải bổ sung từ chế độ ăn uống, nếu không bổ sung từ chế độ ăn uống thì ta sẽ bị thiếu hụt và bị bệnh, đó cũng là lý do vì sao chúng được gọi là axit béo thiết yếu. Có thể nói Omega-3 là loại acid béo không bão hòa kỳ diệu vì nó có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể.


  • Tác động tới tuổi thai và sự phát triển của bào thai:

     Trong các phân tích so sánh đối chiếu, việc bổ sung các Omega-3 cho người mẹ trong quá trình mang thai có liên quan tới việc tăng số ngày tuổi của thai (+2,5 ngày), điều này dẫn tới việc tăng trọng lượng khi sinh (~50g) và chiều dài khi sinh (~0,5 cm) của trẻ.

     Omega-3 còn giúp giảm tới 31% nguy cơ sinh non (thai dưới 34 tuần tuổi) đối với tất cả các trường hợp mang thai bình thường và giảm tới 61% nguy cơ đối với các trường hợp mang thai có nguy cơ sinh non cao.


tTẦM QUAN TRỌNG CỦA DHA ĐỐI VỚI TRẺ NHỎ

Tầm quan trong của DHA đối với trẻ nhỏ


  • Tác động tới sự phát triển chức năng thần kinh:

     Việc bổ sung Omega-3 cho bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ giúp cải thiện sự phát triển chức năng thần kinh của trẻ. Một thử nghiệm ngẫu nhiên ở trẻ sinh non (< 33 tuần thai) tại Úc chỉ ra rằng những trẻ được bổ sung DHA trực tiếp với hàm lượng cao giảm ½ nguy cơ mắc chứng chậm phát triển thần kinh nặng so với những trẻ chỉ được bổ sung lượng DHA ở mức tiêu chuẩn tại thời điểm trẻ được 18 tháng tuổi, bổ sung DHA hàm lượng cao giảm 50% nguy cơ mắc chứng chậm phát triển thần kinh nhẹ và giảm gần 20% nguy cơ mắc chứng chậm phát triển thần kinh nặng.


  • Tác động đến sự phát triển cơ năng nhận thức và thị giác ở trẻ sơ sinh:

     DHA chiếm tỉ lệ rất cao (hơn 50%) trong chất xám của não và võng mạc, nằm trong thành phần cấu trúc của màng tế bào thần kinh, còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, giúp tăng cường và phát triển não bộ ở thai nhi và trẻ nhỏ.

     Đặc biệt, giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kì cho đến 2 năm đầu đời của trẻ là giai đoạn mấu chốt để trẻ hấp thu đủ các chất béo thiết yếu vì đây là thời kì não bộ và hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất.

Hàm lượng Omega trong sacha inchi

Tỷ lệ chất dinh dưỡng của dầu Sacha Inchi Mekông Megumi


  • Tác động chuyển hóa lâu dài của cơ thể:

     Bổ sung acid béo trong những năm đầu đời có liên quan đến biểu hiện gen, chức năng protein và các phân tử tín hiệu điều chỉnh sự ngon miệng, cân bằng năng lượng và sự viêm nhiễm trong cơ thể.

     Việc thừa hay thiếu dinh dưỡng trong quá trình phát triển đều có thể tác động đến sự phân chia, biến đổi tế bào, đáp ứng với hooc-môn và môi trường dinh dưỡng. Những ảnh hưởng này có thể kéo dài và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính sau này như bệnh béo phì, tiểu đường, tim mạch, huyết áp,…


* Các chất béo thiết yếu có liên quan với một số tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần, thể chất, trí tuệ của trẻ,… tuy nhiên hậu quả của việc tiêu thụ không đủ các acid béo thiết yếu ở nước ta gần như chưa được quan tâm.

Cần thúc đẩy các thực hành cải thiện chế độ ăn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, nuôi dưỡng trẻ nhỏ tối ưu trong hai năm đầu đời, và các hành động chính sách nhằm nâng cao chất lượng acid béo thiết

Bởi trẻ nhỏ chính là những mầm non tương lai của đất nước, chúng xứng đáng được những gì tốt đẹp nhất, sự quan tâm và yêu thương ngay từ bây giờ. Để đảm bảo “tấm vé”  cho sự phát triển toàn diện của con yêu sau này nhé!

Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên