Bạn có đang thực sự ổn sau khi sinh?

Đăng vào ngày


Trong vài ngày đầu sau sinh, có tới 80 phần trăm bà mẹ trải qua cảm giác buồn rầu và phiền muộn. Đây gọi là hội chứng "Baby blues"

Hội chứng "Baby blues" có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn, buồn rầu, mệt mỏi, nản lòng, bất hạnh và bất lực. Tâm trạng của bạn có thể đột nhiên thay đổi từ cảm giác hạnh phúc và tràn đầy năng lượng thành buồn và khó chịu. Những thay đổi về tinh thần có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự giảm nhanh lượng hoocmon sau khi sinh hoặc đau đớn và mệt mỏi do chuyển dạ và sinh nở. Cũng có thể bắt nguồn từ việc chăm sóc em bé 24 giờ một ngày và không ngủ đủ giấc.

Hầu hết thời gian mắc hội chứng "Baby blues" sẽ biến mất sau một hoặc hai tuần. Tuy nhiên, một số phụ nữ sẽ tiếp tục có một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là trầm cảm sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể điều trị được và nên được giải quyết càng sớm càng tốt.



Trầm cảm sau sinh

Không điều trị, trầm cảm sau khi sinh sẽ chẳng những ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến con của bạn. Một người mẹ trầm cảm trong một khoảng thời gian dài có thể gặp khó khăn trong việc chăm sóc con mình và ảnh hưởng đến cảm giác an toàn và tình yêu của bé.

Có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả và sự trợ giúp tốt nhất thường là sự kết hợp hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý, gia đình, bạn bè, bản thân và các kết nối với cộng đồng.



Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Một số nguyên nhân góp phần làm trầm cảm sau khi sinh như lo lắng về tài chính hoặc các vấn đề như mối quan hệ, bạo lực, bị lạm dụng hoặc mang thai bất ngờ. Các yếu tố đóng góp khác có thể bao gồm:

- Là một người mẹ trẻ

- Cảm thấy không muốn mang thai

- Những sự kiện của cuộc sống khó khăn (cái chết của người thân yêu hoặc mất việc làm)

- Các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng hoặc mãn tính

- Em bé có vấn đề về sức khoẻ

- Những thách thức khi trở thành một bà mẹ mới



Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

- Khó ngủ 

- Thèm ăn hoặc biếng ăn

- Dễ khóc, dễ cáu gắt, khó kiểm soát cảm xúc

- Cảm thấy thất vọng hoặc tức giận đối với các vấn đề nhỏ

- Cảm thấy không thích hợp hoặc không thể chăm sóc cho em bé 

- Ý nghĩ gây hại cho bản thân hoặc em bé

- Cảm giác tội lỗi, thất bại, vô giá trị

- Luôn cảm thấy hoang mang, hoảng sợ

- Không quan tâm đến những điều thường thích

- Co giật hoặc cảm thấy run rẩy

- Khó ngủ, bồn chồn, mệt mỏi, khó thở hoặc cảm giác ngột thở

- Tim đập nhanh, đổ mồ hôi hoặc lạnh

- Khó tập trung hay ghi nhớ



Giải pháp

Một khi con của bạn được sinh ra, lo lắng là chuyện bình thường. Tất cả chúng ta đều muốn là cha mẹ tốt nhất cho con cái và cảm giác lo lắng theo thời gian là một phần của việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, có một sự khác biệt quan trọng giữa lo lắng và lo lắng cực đoan.

Đừng ngại yêu cầu sự giúp đỡ, khi có 1 trong những dấu hiệu trên. Nếu có thể, hãy nói chuyện với bạn đời về cảm giác của bạn hoặc những người bạn tin tưởng và người mà bạn nghĩ sẽ hiểu cảm xúc của bạn. Cũng nên tham gia vào các hoạt động xã hội làm mẹ, nơi bạn có thể nhận được lời khuyên tốt nhất về những thách thức của việc làm mẹ lần đầu tiên.



Viết bình luận

Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên